Hướng dẫn điều khiển động cơ bước với IC Driver A4988

Đăng bởi Điện Tử VIETNIC vào lúc 29/06/2018

Điều khiển động cơ bước với Driver A4988

 

Cách đây mấy hôm, cửa hàng linh kiện điện tử Vietnic vừa có bài viết hướng dẫn các bạn cách điều khiển các thiết bị trong nhà với ESP826. Bài viết nhận được khá nhiều sự quan tâm, theo dõi của các bạn trẻ. Qua đó có thể thấy được các bạn trẻ ngày nay rất ham học hỏi và thích khám phá những tri thức mới. Do đó, hôm nay Vietnic sẽ tiếp tục gửi đến các bạn một bài viết khác tương tự. Bài viết này sẽ dẫn các bạn điều khiển động cơ bước với IC Driver A4988.

Đầu tiên, các bạn cần đọc lại bài Tìm hiểu về động cơ bước và hệ thống điều khiển động cơ bước để hệ thống lại một vài kiến thức chung về động cơ bước trước khi đi vào tìm hiểu quy trình điều khiển động cơ bước với IC Driver A4988 nhé!

Bây giờ linh kiện điện tử Vietnic sẽ hướng dẫn các bạn quy trình để điều khiển động cơ bước với IC Driver A4988 ngay đây.

Quy trình điều khiển động cơ bước với IC Driver A4988

Bước 1: Chuẩn bị

Để có thể điều khiển động cơ bước với IC Driver A4988 bạn cần chuẩn bị những linh kiện điện tử và phụ kiện như:

(1) Arduino: bạn có thể sử dụng bất cứ mạch arduino nào cũng được nhưng tốt nhất nên sử dụng mạch Arduino UNO. Trong bài hướng dẫn này, Vietnic cũng sử dụng mạch Arduino UNO.

ARDUINO UNO R3 16U2 + DÂY

Linh kiện điện tử - ARDUINO UNO R3 16U2 + DÂY

Xem thêm: Giới thiệu về Arduino và ứng dụng arduino

(2) Driver điều khiển động cơ: Việc lựa chọn dùng loại driver nào phụ thuộc vào loại động cơ và công suất của động cơ định điều khiển. Các bạn có thể xem lại ở bài viết

Tìm hiểu về động cơ bước và hệ thống điều khiển động cơ bước.

Linh kiện điện tử Vietnic thì hay dùng IC Driver A4988 hoặc DRV8825 để điều khiển động cơ bước.

Bạn có thể sử dụng:

Module điều khiển động cơ bước - A4988

Module điều khiển động cơ bước - A4988 - Linh kiện điện tử Vietnic

Hoặc

DRV8825 Driver điều khiển động cơ bước máy in 3D

DRV8825 Driver điều khiển động cơ bước máy in 3D

Trong bài viết này Vietnic dùng IC Driver A4988.

(3) Breadboard

Board test mạch

Board test mạch - cửa hàng linh kiện điện tử Vietnic

(4) Nguồn cấp 12V (tối thiểu 1A)

Nguồn xung 12V-2A

Nguồn xung 12V-2A - cửa hàng linh kiện điện tử Vietnic

(5) Dây breadboard

Ở đây bạn có thể sử dụng:

Dây test board 2 đầu đực- 40 sợi

Dây test board 2 đầu đực- 40 sợi - linh kiện điện tử Vietnic

Hoặc

Dây test board đực cái - 40 sợi

Dây test board đực cái - 40 sợi - linh kiện điện tử Vietnic

Trên đây là những linh kiện cần thiết để điều khiển động cơ bước với IC Driver A4988. Cùng tìm hiểu về IC Driver A4988 trước khi qua bước 2 nhé!

*** Tìm hiểu chi tiết về IC Driver A4988

Giới thiệu

IC Driver A4988 là một module điều khiển động cơ bước có kích thước rất nhỏ gọn, chỉ bằng 1/2 thẻ SD.

IC Driver A4988

Khá bất ngờ là hầu hết các máy in 3d đều dùng con IC này để điều khiển vì máy in 3d tải trọng nhỏ.

Thông số kỹ thuật

+ Tương Thích Với Động Cơ Bước 2A (8vV~35V)

+ 5 Chế Độ Điều Khiển : 1, 1/2, 1/4, 1/8. 1/16

+ Điều Chỉnh Được Dòng Cực Đại

+ Bảo Vệ Ngắn Mạch, Quá Tải

+ Điện áp hoạt động 3,3v - 5v

+ Kích thước 15(W) x 20(L) x 2(H) mm

Ưu điểm

+ Điều khiển đơn giản

+ Điều khiển được động cơ hoạt động với điện áp lên tới 35V dòng lên tới 2A

+ Có 5 chế độ: full bước, 1/2 bước, 1/4 bước, 1/8 bước, 1/16 bước

+ Điểu chỉnh dòng ra bằng triết áp (bé xíu) nằm bên trên Current Limit = VREF × 2.5

+ Tự động Shutdown khi quá nóng

+ Bảo vệ ngắn mạch tải, bảo vệ dòng điện chéo

+ Mạch chỉnh lưu đồng bộ giúp giảm lượng điện năng hao phí.

Sử dụng

Sơ đồ kết nối:

Sơ đồ kết nối động cơ bước A4988

+ Lựa chọn chế độ full hay 1/2 hay 1/4 sẽ được thông qua 3 pin MS1 MS2 MS3. Mình thường nối thẳng 3 pin này với công tắc bit 3p để dễ thiết lập từ trên phần cứng. Lưu ý là nếu thả nổi 3 pin này tức là mode full step.

chế độ của động cơ bước

+ Bật tắt động cơ thông qua chân ENABLE, mức LOW là bật module, mức HIGH là tắt.

+ Điều khiển chiều quay của động cơ thông qua pin DIR

+ Điều khiển bước của động cơ thông qua pin STEP, mỗi xung là tương ứng với 1 bước (hoặc vi bước)

+ Chọn chế độ hoạt động bằng cách đặt mức logic cho các chân MS1, MS2, MS3

+ Hai chân Sleep với Reset nối với nhau.

*** Tổng chi phí để tạo một mạch điều khiển động cơ bước với IC Driver A4988

Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều bạn đúng không nào, Vietnic sẽ giải đáp cho bạn câu hỏi này ngay đây.

Bảng giá các linh kiện tại cửa hàng linh kiện điện tử Vietnic:

Bảng giá các linh kiện

Vậy, nếu bạn mua các linh kiện tại Vietnic để làm mạch này thì bạn chỉ tốn có 283.000đồng mà thôi.

Tuy nhiên giá thành trên sẽ thay đổi theo thời gian và thay đổi tùy thuộc vào cửa hàng mà bạn mua linh kiện. Với những cửa hàng khác giá của những linh kiện này có thể giao động từ 300.000 - 400.000 đồng.

Bước 2: Mắc mạch: nối dây driver, động cơ bước và Arduino

Các bạn nối dây theo chỉ dẫn như sau:

+ Chân 4,5,6 của Arduino UNO nối lần lượt với chân DIR, STEP, ENABLE của module A4988

+ Chân SLEEP và RESET nối với nhau

+ Nguồn nuôi có thể dùng nguồn USB từ Arduino nếu bạn dùng những động cơ 5V có công suất nhỏ.

Các bạn mắc như hình:

nối dây driver, động cơ bước và Arduino

nối dây driver, động cơ bước và Arduino

Bước 3: Nạp code cho Arduino

Sau khi mắc mạch như bước 2, các bạn tiến hành chạy 1 vòng động cơ, nghỉ 1s sau đó đảo chiều, chạy liên tục.

Bạn nạp đoạn code sau cho Arduino:

code cho arduino của động cơ bước

code cho arduino của động cơ bước

Những thiếu sót của mạch điều khiển và cách khắc phục

Những thiếu sót của mạch điều khiển động cơ bước với A4988 và Arduino UNO R3

Khi nhìn vào đoạn code trên thì bạn sẽ thấy để làm 1 động cơ bước hoạt động cần rất nhiều dòng code, và với những dòng delay như vậy thì chả có cách nào chạy những tiến trình khác khi động cơ bước đang chạy.

Để khắc phục tình trạng này, Arduino có hỗ trợ sẵn bộ thư viện stepper trong file example. Tuy nhiên thư viện đó cũng delay như đoạn code kia. Nghĩa là trong quá trình động cơ bước hoạt động thì cả chương trình sẽ phải dừng đợi nó hoạt động theo (cơ chế này gọi là cơ chế đồng bộ - sync).

Cách khắc phục để động cơ bước hoạt động hiệu quả hơn

Để khắc phục tình trạng delay chương trình để đợi động cơ hoạt động, chúng ta phải xử lý bất động bộ. Nghĩa là phải thay hàm delay bằng cách khác: sử dụng hàm milli().

Thư viện AccelStepper ứng dụng nguyên lý xử lý bất đồng bộ (async) sẽ giúp bạn giải quyết tình trạng trên.

Các bạn có thể tải về thư viện này tại đây.

Bây giờ thì bạn có thể sở hữu một bộ điều khiển động cơ bước hoàn hảo rồi đấy!

Kết luận

Với những hướng dẫn chi tiết từ cơ sở lý thuyết đến các bước cụ thể trong quy trình điều khiển động cơ bước với IC Driver A4988, cho dù không am hiểu lắm về điện tử các bạn cũng có thể tự làm một mạch điều khiển động cơ bước cho mình rồi đấy!

Hướng dẫn đã có, bạn chỉ việc đến cửa hàng linh kiện điện tử mua linh kiện về và làm theo thôi. Bạn sẽ ngạc nhiên với những điều thú vị mà chiếc động cơ này mang lại đấy! Chúc các bạn thành công!

Cửa hàng linh kiện điện tử Vietnic chuyên cung cấp vật tư Quảng cáo LEDcung cấp linh kiện điện tử tại Đà Nẵng hân hạnh được đồng hành cùng thành công của bạn! Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng comment bên dưới để được hỗ trợ tư vấn một cách nhanh chóng. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua:

Địa chỉ : 816 Tôn Đức Thắng, P. Hòa Khánh, Q. Liên Chiểu, TP Đà Nẵng

ĐT : 0905601343

Website : www.vietnic.vn

Xem thêm các bài viết hữu ích: 

1. Hướng dẫn cách làm biển led quảng cáo ma trận

2. Ứng dụng IOT - Giới thiệu project điều khiển các thiết bị trong nhà với ESP8266

3. Điều khiển Smart Home với Arduino và Firebase

4. 8 lỗi thường gặp với biển led quảng cáo và cách khắc phục lỗi

5. Những điều nhất định phải biết khi làm biển quảng cáo led

Tags : cửa hàng bán linh kiện điện tử Liên chiểu Đà Nẵng, cửa hàng linh kiện điện tử, cung cấp linh kiện điện tử tại Đà Nẵng, Cung cấp vật tư Quảng cáo LED, Linh kiện điện tử, linh kiện điện tử tại đà nẵng
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng - Giá trị đơn hàng tối thiểu 100,000 vnđ. Quý khách vui lòng chọn mua thêm sản phẩm. Xin cảm ơn!( Sản phẩm)